KẾ HOẠCH Triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024

Đăng lúc: 00:00:00 15/04/2024 (GMT+7)

 UỶ BAN NHÂN DÂN


 XÃ HOẰNG HÀ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:        /KH-UBND

Hoằng , ngày       tháng        năm 2024

 

 

KẾ HOẠCH

Triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024

 

Thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới; Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 11/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới; Kế hoạch số 122-KH/TU ngày 20/3/2024 của Tỉnh ủy Thanh Hóa về thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XIII) “Về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”; Kế hoạch số 87/KH-UBND ngày 09/4/2024 của UBND Huyện về triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024;UBND xã Hoằng Hà ban hành Kế hoạch triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” (sau đây gọi tắt là Tháng hành động) năm 2024, với những nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, xác định trách nhiệm và hành động của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong bảo đảm an ninh, ATTP; đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về ATTP; kịp thời thông tin các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng cao, các cơ sở vi phạm, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh, ATTP trên các phương tiện thông tin đại chúng.

2. Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an ninh, ATTP; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm quy định về an ninh, ATTP; nêu cao vai trò của chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và sự giám sát của người tiêu dùng đối với việc tuân thủ pháp luật về ATTP của các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

3. Nâng cao năng lực phòng ngừa, chủ động xử lý ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn.

II. CHỦ ĐỀ THÁNG HÀNH ĐỘNG NĂM 2024

Căn cứ Kế hoạch số 364/KH-BCĐTƯATTP ngày 27/3/2024 Công văn số 1478/BCĐTƯATTP ngày 27/3/2024 của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm về triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024; UBND huyện tổ chức triển khai “Tháng hành động vì ATTP” năm 2024 trên địa bàn tỉnh với chủ đề:

“Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”.

III. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI 

- Thời gian: Từ ngày 15/4 đến ngày 15/5/2024.

- Phạm vi triển khai: Trên địa bàn xã.

IV. NỘI DUNG

1. Tổ chức Lễ phát động Tháng hành động .

UBND các xã, căn cứ tình hình thực tế tại địa phương để tổ chức (hội nghị hoặc Lễ phát động hoặc hình thức khác) triển khai “Tháng hành động vì ATTP” năm 2024, đảm bảo thiết thực, phù hợp, hiệu quả.

- Phối hợp với các tổ chức đoàn thể.

Các thành viên Ban Chỉ đạo về quản lý vệ sinh ATTP tham dự hội nghị

+ Tổ chức, cá nhân sản xuất: chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sơ chế, giết mổ, chế biến, kinh doanh thực phẩm.

+ Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, quán ăn.

+ Người tiêu dùng.

- Địa điểm: tại 4 thôn.

- Thời gian thực hiện: xong trước ngày 20/4/2024

2. Nội dung tuyên truyền:

2.1. Phát động Tháng hành động

- Đơn vị chủ trì: UBND các căn cứ tình hình thực tế tại địa phương để tổ chức (hội nghị hoặc Lễ phát động hoặc hình thức khác) triển khai “Tháng hành động vì ATTP” năm 2024, đảm bảo thiết thực, phù hợp, hiệu quả.

- Đơn vị phối hợp: các cơ quan chuyên môn đóng trên địa bàn xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể cấp xã.

- Địa điểm: lựa chọn địa điểm tập trung đông dân cư.

- Thời gian thực hiện: xong trước ngày 20/4/2023.

Các thành viên Ban Chỉ đạo về quản lý vệ sinh ATTP huyện tham dự hội nghị hoặc Lễ phát động Tháng hành động tại các xã, thị trấn được phân công phụ trách.

2.2. Chính quyền các cấp và các cơ quan quản lý ATTP, các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội

          - Nêu cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp, người đứng đầu các đơn vị, cơ quan trong công tác an ninh, ATTP tại địa phương, cơ sở.

          - Tuyên truyền phổ biến các sản phẩm, chuỗi thực phẩm an toàn, các sản phẩm truyền thống của địa phương nhằm quảng bá, khích lệ sản xuất sản phẩm thực phẩm an toàn, mang đậm nét truyền thống, đặc sản địa phương...

          - Tăng cường hoạt động hỗ trợ truyền thông kết nối nhằm đẩy mạnh tiêu thụ thực phẩm an toàn của huyện.

- Đưa tin, bài tuyên truyền về các hoạt động thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm và công tác bảo đảm ATTP. Công khai các cơ sở, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính về ATTP nhằm cảnh cáo, răn đe, ngăn chặn các hành vi sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm trái pháp luật.

- Tuyên truyền, quán triệt thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, ATTP trong tình hình mới.

          - Tuyên truyền các văn bản pháp luật, chỉ đạo của Chính phủ, các văn bản liên quan đến công tác quản lý ATTP, các văn bản quy phạm pháp luật mới như:

+ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020.

          + Nghị định số 14/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi.

+ Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.

+ Nghị định 124/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP.

+ Nghị định số 129/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo.

+ Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.

+ Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

+ Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

+ Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 01/7/2020 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

+ Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.

+ Nghị định số 15/2018/ND-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.

+ Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP.

+ Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.

+ Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

+ Thông tư số 11/2021/TT-BNNPTNT Ban hành bảng mã số HS đối với danh mục hành hóa thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và PTNT và danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

+ Thông tư số 09/2021/TT-BNNPTNT ngày 12/8/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.

+ Kết luận số 624-KL/TU ngày 04/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.

+ Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 16/10/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn trên địa bàn tỉnh.

+ Quyết định 5135/QĐ-UBND ngày 01/12/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án nâng cao năng lực quản lý chất lượng ATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2021-2025.

+ Các văn bản pháp luật khác có liên quan đến công tác quản lý ATTP của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh.

2.3. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm

- Tuyên truyền, phổ biến, tăng cường nhận thức, làm rõ trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của pháp luật; tuyên truyền, phổ biến triển khai kế hoạch thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản, thực phẩm; kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản, thực phẩm.

- Tuyên truyền, phổ biến các quy định về điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.

- Tuyên truyền sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến được phép sử dụng, đúng liều lượng, đúng đối tượng theo quy định trong sản xuất, chế biến thực phẩm, không sử dụng nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, không an toàn.

- Tuyên truyền phổ biến các mô hình sản xuất, các vùng chuyên canh sản xuất, kinh doanh, các sản phẩm, chuỗi thực phẩm an toàn, các sản phẩm truyền thống của địa phương nhằm quảng bá, khích lệ sản xuất sản phẩm thực phẩm an toàn, mang đậm nét truyền thống, đặc sản địa phương... gắn với xây dựng bản đồ sản xuất nông sản, thực phẩm an toàn và đăng ký chỉ dẫn địa lý sản phẩm.

2.4. Người tiêu dùng thực phẩm

          - Tuyên truyền để người tiêu dùng hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm trong công tác bảo đảm ATTP; đặc biệt là quyền khiếu nại, trách nhiệm khai báo, tố giác các hành vi vi phạm ATTP của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

- Kiên quyết tẩy chay các sản phẩm không bảo đảm ATTP.

- Hướng dẫn cách chọn mua, chế biến, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm an toàn; hướng dẫn đọc nhãn sản phẩm thực phẩm.

          - Tuyên truyền để người tiêu dùng có thói quen từ chối các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo ATTP; không tiêu thụ những thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, không an toàn hoặc có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng; khai báo khi bị ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.

- Tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh sử dụng phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa tại trang điện tử: https://nongsanantoanthanhhoa.vn giúp người dân thay đổi thói quen tiêu dùng.

3. Tổ chức kiểm tra:

+ Tổ chức phát động tháng hành động vì chất lượng VSATTP năm 2023.

+ Thành lập đoàn kiểm tra do Phó Chủ tịch UBND xã làm trưởng đoàn, Trưởng trạm Y tế làm Phó đoàn, các ban ngành đoàn thể làm ban viên. Đoàn kiểm tra có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện và báo cáo kết quả kiểm tra về BCĐ xã.

+ Đối tượng kiểm tra: Bao gồm các cơ sở trồng lúa và nuôi trồng thủy sản. 

Nội dung kiểm tra:

- Bản cam kết bảo đảm ATTP.

- Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ, con người được quy định tại Luật an toàn thực phẩm và Thông tư của các bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1.     Từ ngân sách chi thường xuyên của xã

2.     Kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Tiến trình thực hiện

          - Triển khai tuyên truyền kế hoạch từ  15/4 đến ngày 15/5/2024.

trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đặc biệt huy động hệ thống loa truyền thanh toàn  xã, thôn

- Thông báo lịch kiểm tra của đoàn kiểm tra

- Tổ chức kiểm tra, giám sát: từ 15/4/2024 đến ngày 10/5/2024

2. Các thành viên đoàn kiểm tra

2.1. Trạm y tế xã.

- Tham mưu cho Đoàn kiểm tra thực hiện công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong  tháng hành động năm 2024. Phối hợp với các ngành, công chức văn hóa, thực hiện tuyên truyền kế hoạch kiểm tra về VSATTP trên địa bàn xã.

- Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan xây dựng lịch kiểm tra của đoàn kiểm tra xã theo thời gian trên.

- Phối hợp cùng với công chức văn hóa truyền tải nội dung triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm  trong tháng hành động năm 2024 đến mọi tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng, trách nhiệm lương tâm người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực. Chỉ đạo truyền thanh xã tăng cường công tác tuyên truyền VSATTP và làm 04 băng zôn treo tuyên truyền trên các trục đường chính của xã, thôn.

2.2. Công chức ĐC-NN-XD&MT.

- Có trách nhiệm chỉ đạo quản lý kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh danh các mặt hàng lương thực, thực phẩm. Phối hợp cùng Công an xã bảo đảm an toàn cho đoàn kiểm tra trong thời gian kiểm tra.

2.3. Cán bộ thú y, khuyến nông viên:

- Tham mưu cho Đoàn kiểm tra lĩnh vực trồng trọt, nuôi trồng thủy sản. Hướng dẫn các hộ nuôi trồng thủy sản, trồng trọt thực hiện tốt quy trình sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

2.4. Các tổ chức Đoàn thể

          Đề nghị Hội Nông dân; Đoàn TNCS Hồ Chí Minh  và các tổ chức đoàn thể phối hợp triển khai thực hiện tốt kế hoạch này.

3. Tổng hợp báo cáo

- Trước ngày 10/5/2024 tổng hợp báo cáo về BCĐ VSATTP xã để kịp báo cáo cho Ban chỉ đạo VSATTP huyện.

- Trên đây là kế hoạch triển khai “ Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024 đề nghị các ban ngành, tổ chức chính trị xã hội phối hợp thực hiện./.

 

Nơi nhận:

- VP điều phối VSATTP huyện ;

- TT Đảng ủy - UBND xã ;

- Các thành viên BCĐ xã;

- Lưu : VT, BCĐ.

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

 

                    

 

 

 

             Nguyễn Văn Khang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  
0 Bình luận
Ý kiến bạn đọc
Kết quả giải quyết TTHC
Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
316934